Ngay từ những ngày đầu năm
2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định
số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh
và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Nội dung của Đề án là xây dựng các hệ
thống ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và
xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển
đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án hướng đến mục tiêu phục
vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến; phát triển kinh tế - xã hội; công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái
phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và công tác chỉ
đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Ngày 23/02/2022, UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế
hoạch số 23/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu
dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
2022 -2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm huy động sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và
người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh;
Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về Đềán 06 và
triển khai kết nối,
sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên
ngành phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung
cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ
sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ
chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Đồng thời duy trì, phát triển, mở rộng
cơ sở hạ tầng thông tin, các ứng dụng dịch vụ, thông tin dân cư trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo lập
tài sản, tài nguyên dữ liệu số tập trung, thống nhất trên không gian số
để Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo
đảm kế thừa, đáp ứng được nhu cầu
khai thác, kết nối, chia sẻ phục vụ phát triển Chính phủ
số, kinh tế số và xã hội số; xây dựng bộ dữ liệu gốc trên nền tảng dữ liệu dân
cư số.
Sau đó, ngày 08/4/2022 Tổ Công tác triển khai Đề án phát
triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử tỉnh Nam Định
đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-TCTTKĐA về hoạt động của Tổ công tác. Trên cơ sở các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Đề án, các sở, ban, ngành xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án gửi Công an tỉnh và Văn phòng
UBND tỉnh để theo dõi, phối hợp thực hiện.
Đồng
thời, về phía Bộ Nội vụ ngày 02/03/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có Quyết định số
132/QĐ-BNV Ban hành kế hoạch thực
hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục
vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với
5 nội dung sau: Thành lập Tổ công tác của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện
Quyết định số 06/QĐ-TTg. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy
định để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) phục vụ thực hiện
tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của Bộ Nội
vụ. Rà soát, tái cấu trúc quy trình cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC thuộc thẩm
quyền giải quyết của Bộ Nội vụ theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các
thông tin đã có trong CSDLQGVDC. Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa
hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân
trong tiếp nhận, giải quyết TTHC để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia
sẻ và sử dụng có hiệu quả CSDLQGVDC phục vụ giải quyết TTHC. Thực hiện kết nối,
chia sẻ dữ liệu giữa CSDLQGVDC với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức,
viên chức và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Nội vụ.
Trong phiên họp với Tổ Công tác về chuyển đổi số
(CĐS) của Sở Nội vụ vào sáng ngày 05/5/2022, đồng chí Giám đốc đã chỉ đạo, nhấn
mạnh: “trong năm 2022 Sở Nội vụ phải khẩn trương thực rà soát, tái cấu trúc,
đơn giản hoá các thủ tục hành chính gắn với ứng dụng CSDLQGVDC. Lĩnh vực Tổ
chức bộ máy khẩn trương tập huấn cho bộ phận một cửa của các sở, ban, ngành thuộc
tỉnh về chuyển đổi số trong TTHC gắn với CSDLQGVDC; Tích cực bắt tay xây dựng CSDL về lĩnh
vực nội vụ gồm: dữ liệu về công chức viên chức trong toàn tỉnh, cơ sở dữ liệu
về tổ chức bộ máy, về tôn giáo, về Thi đua Khen thưởng và cơ sở dữ liệu của tài
liệu lưu trữ; Cập nhật CSDL đã có lên các phần mềm (thực hiện theo chỉ đạo của
Bộ Nội vụ và UBND tỉnh). Đối với Văn phòng Sở là đơn vị thường trực của Tổ công tác
phải khẩn trương thực hiện tham mưu văn bản chia các nhóm công việc trong Tổ
chuyển đổi số chiếu theo nội dung Quyết định 132/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ; liên hệ với Công an tỉnh để 100%
công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở có mã định danh điện tử và tích
hợp với các giấy tờ khác; trong kỳ tuyển dụng công chức sắp tới đề nghị xem xét
ứng dụng công nghệ từ CSDLQGVDC để đảm bảo minh bạch và công bằng…”.
Tiếp thu
ý kiến chỉ đạo của đồng chí Giám đốc Sở, ngày 07/5/2022 Văn phòng Sở chủ động
cùng các thành viên Tổ công tác xây dựng Kế hoạch số 853/KH-SNV về triển khai
thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện
tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 -2025, tầm nhìn đến
2030” của Sở Nội vụ. Theo đó nội dung Kế hoạch thực hiện bao gồm 4 công việc
chính:
1. Rà soát, tái cấu
trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa
các TTHC
Rà soát, tái cấu
trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa
các TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở
Nội vụ theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo
lại các thông tin đã
có trong CSDLQGVDC. Nghiên
cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung
các quy định để sử dụng CSDLQGVDC
phục vụ thực hiện tiếp nhận, giải quyết các TTHC
trên môi trường điện tử của Sở Nội vụ. Tiếp tục thực hiện số
hóa và tái sử dụng kết quả số
hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC có liên quan
đến thông tin, giấy
tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải
quyết TTHC để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết
nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả CSDLQGVDC
phục vụ giải quyết TTHC của Sở Nội vụ.
2. Xây
dựng hệ thống các CSDL chuyên ngành Nội vụ phục vụ
công tác quản lý, sử dụng và kết nối, chia sẻ với CSDLQGVDC, gồm: CSDL lĩnh vực
Công chức, viên chức; CSDL lĩnh vực Tổ chức bộ máy; CSDL lĩnh vực Thi đua - Khen thưởng; CSDL lĩnh vực Tôn giáo, Tín ngưỡng;
CSDL lĩnh vực Văn
thư, Lưu trữ; CSDL lĩnh vực Cải cách hành chính.
3. Xây dựng, nâng cấp phần mềm; cập nhật
CSDL và kết nối, chia sẻ
Chủ động phối hợp với
Bộ Nội vụ để tiếp nhận, khai thác, sử dụng các phần mềm CSDL chuyên ngành Nội vụ
của Bộ Nội vụ đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng của Sở Nội vụ và việc kết nối,
chia sẻ với CSDLQGVDC. Nghiên cứu xây dựng mới
hoặc nâng cấp các Phần mềm quản lý CSDL chuyên ngành Nội vụ hiện có đáp ứng yêu
cầu quản lý, sử dụng và yêu cầu kết nối, chia sẻ với CSDLQGVDC. Thường xuyên thực hiện cập nhật, bổ sung,
làm giàu CSDL chuyên ngành Nội vụ đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng.
4.
Thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm là cơ quan thường trực về CCHC: Tham mưu
UBND tỉnh bổ sung nội dung kết quả thực hiện Đề án 06 trong tiêu chí chấm điểm CCHC hàng năm đối với
các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Với
quyết tâm và mục tiêu cụ thể trên, tin tưởng rằng việc triển khai thực hiện Đề
án 06 của Chính phủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của ngành Nội vụ
tỉnh Nam Định nói riêng, của tỉnh Nam Định nói chung và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phục vụ đắc lực
cho quá trình Chuyển đổi số quốc gia./.
Sở Nội vụ giới thiệu toàn văn Kế hoạch số
853/KH-SNV
Văn phòng