Ngày
02/8/2022, Phó Thủ tướng
Chính phủ Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị định
50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị
sự nghiệp công lập.
Theo đó, 4 đối tượng áp dụng Nghị định gồm: viên chức có học hàm
Giáo sư, Phó giáo sư; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn
trình độ đào tạo Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; giám định viên pháp y, giám định
viên pháp y tâm thần; viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh
vực sự nghiệp đặc thù theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Viên
chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; viên
chức có đủ sức khỏe; và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị
điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn
đề nghị được kéo dài thời gian công tác. Đơn đề nghị gửi cấp có thẩm quyền
quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.
Việc
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ
thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Trong thời
gian này, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Bên cạnh đó, quyết định được kéo dài thời gian công tác của viên chức
được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm viên chức nghỉ hưu
ít nhất 3 tháng; viên chức được giải quyết chế độ hưu trí nếu có nguyện vọng nghỉ
làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu.
Nghị
định có hiệu lực từ ngày 15/08/2022. Các quy
định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định có hiệu lực: Điều 9 Nghị định
141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP
ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt
động khoa học và công nghệ./.
Sở Nội vụ tỉnh Nam Định giới thiệu toàn văn Nghị
định 50/2022/NĐ-CP tại đây
Văn phòng