image banner
Phân biệt luân chuyển và điều động cán bộ, công chức
Lượt xem: 12966

Trong hệ thống các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, việc luân chuyển và điều động cán bộ, công chức được thực hiện một cách phổ biến và thường xuyên, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng cán bộ, công chức… Tuy nhiên đến nay, nhiều cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa luân chuyển và điều động cán bộ, công chức.

1. Luân chuyển công chức là gì

Tại khoản 11, Điều 7, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ”.

Tại khoản 1, Điều 55, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, đối tượng luân chuyển là:

+ Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;

+ Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;

+ Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.

Như vậy, đối tượng thực hiện luân chuyển là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Về chủ thể có thẩm quyền luân chuyển công chức, tại khoản 1, Điều 57, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định: “Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật”.

2. Điều động công chức là gì

Tại khoản 10, Điều 7, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác”.

Tại khoản 1, Điều 26, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, việc điều động công chức thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

+ Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Từ những quy định trên cho thấy, đối tượng công chức được điều động bao gồm công chức không giữ chức vụ quản lý và công chức giữ chức vụ quản lý.

Về chủ thể có thẩm quyền điều động công chức, tại khoản 2, Điều 26, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật”.

Phân biệt luân chuyển và điều động:

Tiêu chí

Luân chuyển

Điều động

Khái niệm

Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ (khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008)

Là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008)

Đối tượng

Cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức

Chủ thể có thẩm quyền luân chuyển, điều động

Theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật. (khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. (khoản 2 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

Điều kiện thực hiện

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (khoản 1 Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (khoản 1 Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008)

Thời hạn

Không quy định

Không quy định

Phân công nhiệm vụ

Cán bộ, công chức được luân chuyển phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến

Cán bộ, công chức được điều động phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến

Trở về đơn vị công tác cũ

Không có quy định

Không có quy định

Đối tượng không được điều động, luân chuyển

Không có quy định

Không có quy định

P. CCVC
Tin khác
1 2 
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
anh tin bai
image advertisement
Video Sự Kiện
  • Phóng sự Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC huyện, xã tỉnh Nam Định năm 2024
  • Trưng bày tài liệu lưu trữ nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố 1/7/1954 - 1/7/2024 với chủ đề: “Giải phóng thành phố Nam Định: xây dựng hậu phương vững chắc cho tiền tuyến anh hùng”
  • Kết quả phong trào thi đua yêu nước tỉnh Nam Định năm 2023
  • Đề án: Mở rộng địa giới hành chính TP Nam Định, thành lập 03 phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc và Đề án: Sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định
  • Video: Tiền thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng từ 2024 tăng mạnh?
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1