image banner
Doanh nghiệp Nam Định thi đua làm theo Bác
Lượt xem: 106
Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đối với công cuộc kiến thiết nước nhà, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, giữa bộn bề công việc của Nhà nước non trẻ vừa mới thành lập, ngày 18-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ phát triển kinh tế, đất nước. Sau cuộc gặp gỡ này, Chính phủ Hồ Chí Minh được các nhà công thương ủng hộ lớn về vật chất, qua đó giảm bớt khó khăn về tài chính cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 
Sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định
Sản xuất tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định

Trong thư gửi các giới thương gia Việt Nam ngày 13-10-1945, Bác viết: “Trong lúc các giới khác trong toàn quốc ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hành động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Trong nhiều bài nói, bài viết khác, Bác luôn căn dặn giới công thương phải phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng kỷ luật lao động, phải nâng cao năng suất và thực hành tiết kiệm. Các doanh nhân phải đoàn kết, phải chăm lo lực lượng lao động, phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, công nhân viên, thường xuyên tổng kết những kinh nghiệm tốt, những điển hình hay, nhân rộng trong cả nước. 

Trong 5 lần Bác Hồ về thăm tỉnh Nam Định, có 3 lần Người đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân lao động Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định (nay là Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định). Mỗi lần thăm Nhà máy, Bác đều đi thăm gần hết các phân xưởng tơ, sợi, dệt, nhuộm, chăn…, vào cả nhà kho và những buồng máy oi bức nhất, thăm khu tập thể công nhân, thăm bếp ăn, hỏi thăm sức khỏe, đời sống... Điều đó cho thấy sự quan tâm sâu sắc, tỉ mỉ, chi tiết của Bác với công nhân lao động. Bác cũng khuyên anh chị em công nhân cần đề cao kỷ luật lao động và nhấn mạnh rằng cán bộ và công nhân Nhà máy phải đoàn kết một lòng trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Đối với lãnh đạo, Người cũng căn dặn phải làm tốt công tác cải tiến quản lý xí nghiệp, công tác phát triển Đảng, Đoàn, “phải đoàn kết nhất trí, cán bộ phải thật sự dựa vào công nhân, đi đúng đường lối quần chúng, nắm vững chính sách của Đảng”. Khắc ghi những lời Bác dạy và thấm nhuần tư tưởng của Người, các thế hệ cán bộ, công nhân lao động nhà máy đã luôn phấn đấu xây dựng doanh nghiệp, đóng góp xứng đáng sức người và sức của cho cả sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

Trong thời kỳ đổi mới, vượt lên những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế; Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định đã luôn nỗ lực thích ứng với điều kiện mới và lấy lại vị thế trong ngành Dệt may. Các phong trào thi đua truyền thống của đơn vị như thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, luyện tay nghề thi thợ giỏi... vẫn được phát động, duy trì sôi nổi. Từ một nhà máy sợi ban đầu, đến nay, Tổng Công ty có 2 nhà máy sợi, công suất 7,1 vạn cọc, trong đó có trên 5 vạn cọc hiện đại, tự động hoá cao; sản lượng 1.300 tấn sợi/tháng; 1 Công ty Dệt với 348 máy dệt, trong đó có 96 máy dệt TOYOTA Nhật Bản tốc độ cao, hiện đại nhất hiện nay, tổng sản lượng đạt 1,8 triệu mét vải/tháng; 1 Công ty dệt khăn với 35 máy dệt khăn, sản lượng 70 tấn/tháng; 1 nhà máy nhuộm; 4 Công ty may quy mô 58 chuyền may, có thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, sản lượng sản xuất 175 nghìn sản phẩm Jacket/tháng. 

Thời  điểm hiện nay, các ngành kinh tế cả nước nói chung, trong đó có ngành dệt sợi, đang đứng trước những thách thức lớn của suy thoái kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch COVID-19, các vấn đề sản xuất, việc làm và đời sống công nhân lao động đang gặp nhiều khó khăn. Phát huy tinh thần “càng khó khăn càng đoàn kết nhất trí”, đề cao kỷ luật, nỗ lực vượt khó, tuy sản xuất, kinh doanh chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng Tổng Công ty luôn đảm bảo nộp thuế, bảo hiểm xã hội, không đóng máy, dừng chờ; duy trì được việc làm, ổn định đời sống cho người lao động và bảo toàn đội ngũ. Hiện, Tổng Công ty đang dồn lực để tiếp tục di dời nhà xưởng ra Khu công nghiệp Hoà Xá, đầu tư bổ sung thiết bị, máy móc hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ...

Cùng với Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, đội ngũ doanh nhân Nam Định cụ thể hóa việc học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác để chuyển hóa làm theo, gắn với tích cực thi đua, tham gia vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh hiện có 11.757 doanh nghiệp và 889 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 107.951 tỷ đồng. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Nam Định có nhiều đóng góp, giúp các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh luôn đạt và vượt mục tiêu tỉnh đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Hướng tới những ngày kỷ niệm lớn trong đó có kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định (21-5-1963 - 21-5-2023); 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2023), các doanh nghiệp đã phát động, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực học tập và làm theo lời Bác dạy. Trên lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm”, “Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”, “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, xây dựng cánh đồng lớn”, đẩy mạnh hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm OCOP gắn với giải pháp phát triển kinh tế nông thôn. Các doanh nghiệp ngành Công Thương tích cực tham gia phong trào thi đua “Lao động hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập thành công”, “Thi đua lao động giỏi”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, “Doanh nghiệp thân thiện với môi trường”, “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”; thi đua “Môi trường xanh - quầy hàng sạch - cử chỉ đẹp”... Doanh nghiệp ngành Xây dựng đẩy mạnh các phong trào “Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm”, ngành Giao thông Vận tải có phong trào xây dựng “Doanh nghiệp vận tải an toàn”, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân thực hiện đã uống rượu bia, không lái xe”. Ngành Ngân hàng thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2023”, “Thi đua hoàn thành xuất sắc trong công tác đối chiếu nợ, phân tích nợ vay của khách hàng”…

Bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp đang ngày càng lan tỏa sâu rộng, không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà còn chung sức cùng tỉnh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đạt được các thành tựu mới thiết thực, như những đoá hoa đẹp dâng lên Bác kính yêu./.


image advertisement
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
anh tin bai
image advertisement
Video Sự Kiện
  • Đề án: Mở rộng địa giới hành chính TP Nam Định, thành lập 03 phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc và Đề án: Sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định
  • Video: Tiền thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng từ 2024 tăng mạnh?
  • Lương Hưu Đang Hưởng Bị Cắt Khi Nào? Có Được Nhận Quyền Lợi Thay Thế Không?
  • Video: Cách phân loại để trả lương theo vị trí việc làm như thế nào?
  • Video: [Dự đoán] Mức lương cơ sở năm 2024 sẽ như thế nào?
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1