Đề cương giới thiệu Nghị định 92/2012/NĐ-CP

Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012

quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

 

          Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thượng vụ Quốc hội thông qua ngày 18/06/2004. Để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, ngày 01/03/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, qua quá trình triển khai nghị định 22/2005/NĐ-CP đã bộc lộ một số tồn tại bất cập.

          Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc soan thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây là Nghị định số 22/2005/NĐ-CP), Bộ Nội vụ (Ban tôn giáo Chính phủ) đã thành lập Ban soan thảo và tổ biên tập Nghị định, gồm các bộ, ngành liên quan: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Dân vận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thiện dự thảo. Ngày 08/11/2012, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định này có hiệu lực ngày 01/01/2013)

          Quá trình nghiên cứu, triển khai Nghị định cần nắm vững một số nội dung cơ bản sau:

I. SỰ CÂN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

 

1. Trong quá trình thi hành Nghị định 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có một số nội dung không có tính khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn hoặc đến nay không còn phù hợp; một số nội dung của Pháp lệnh chưa được Nghị định hướng dẫn hoặc hướng dẫn nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện.

 

2. Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, về lĩnh vực tôn giáo có 25 nhóm thủ tục liên quan đến toàn bộ nội dung trong Nghị định số 22/2005/NĐ-CP cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và thời hạn trả lời.

 

Từ thực tiễn những vấn đề đang đặt ra trong thực hiện Nghị định số 22/2005/NĐ-CP; từ yêu cầu của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, việc tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong Nghị định số 22/2005/NĐ-CP và đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 54/2010/NQ-CP về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lí của Bộ Nội vụ, bảo đảm cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được diễn ra thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật là việc làm cần thiết và cấp bách.

 

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH

 

Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở thống nhất một số quan điểm mang tính nguyên tắc sau:

 

1. Nghị định tiếp tục thể chế, cụ thể hoá Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan có giá trị pháp lý cao hơn. Nội dung Nghị định không được trái với tinh thần của các văn bản này, đặc biệt là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

 

2. Các thủ tục hành chính quy định trong Nghị định thay thế phải đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính.

 

3. Ngôn ngữ sử dụng trong Nghị định phải rõ ràng, không đa nghĩa; quá trình xây dựng Nghị định phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo những quy định khi được ban hành có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

 

III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH

 

Nghị định gồm 5 chương, 14 mục, 46 điều.

 

Chương I. Những quy định chung có 02 điều (Điều 1, Điều 2) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định.

 

- Điều 1 phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Nghị định không quy định chi tiết và biện pháp thi hành toàn bộ nội dung quy định trong Pháp lệnh, mà chỉ tập trung quy định chi tiết và biện pháp thi hành về hoạt động tín ngưỡng; về tổ chức tôn giáo; về hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

 

- Điều 2 khẳng định nguyên tắc Nhà nước CHXHCN Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.

 

Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hoạt động ngoài mục đích tín ngưỡng, tôn giáo, trái thuần phong mỹ tục và các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

 

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

 

Chương II. Hoạt động tín ngưỡng có 02 điều (Điều 3, Điều 4) quy định về hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng và việc tổ chức lễ hội.

 

- Điều 3 quy định về điều kiện bầu, cử người đại diện hoặc ban quản lí cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng, trách nhiệm của người được bầu, cử hoặc ban quản lí cơ sở tín ngưỡng trong quản lí hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng.

 

- Điều 4 nêu khái niệm về lễ hội tín ngưỡng; quy định những lễ hội phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình tự, thủ tục, thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc tổ chức lễ hội; quy định những lễ hội tín ngưỡng không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền nhưng trước khi tổ chức lễ hội 15 ngày làm việc, người có trách nhiệm tổ chức lễ hội phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại biết. Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại có trách nhiệm giám sát việc tổ chức lễ hội, trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự, việc tổ chức lễ hội có thể tác động xấu đến đời sống xã hội ở địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại quyết định việc tổ chức lễ hội.

 

Chương III. Tổ chức tôn giáo, gồm 06 mục, 19 điều (từ Điều 5 đến Điều 23), quy định về đăng ký sinh hoạt tôn giáo; đăng ký hoạt động tôn giáo; công nhận tổ chức tôn giáo; hoạt động của tổ chức sau khi được đăng ký; điều kiện, trình tự thành lập, chia, tách, sáp nhập hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; con dấu của tổ chức tôn giáo; đăng ký dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác; thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; quản lý đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; người nước ngoài theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo; thông báo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.

 

- Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Hoạt động của tổ chức tôn giáo sau khi được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.

 

- Điều 9, Điều 10 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

 

- Điều 11 quy định về tổ chức tôn giáo và các tổ chức trực thuộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được khắc, sử dụng con dấu trong các hoạt động tôn giáo, trong giao dịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về con dấu.

 

- Điều 12 quy định về những hội đoàn tôn giáo do tổ chức tôn giáo lập ra khi hoạt động không phải đăng ký và những hội đoàn phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quy định trách nhiệm cá nhân của người điều hành hội đoàn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn trả lời đối với những hội đoàn phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

- Điều 13 quy định về đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác của tổ chức tôn giáo; về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn trả lời của cơ quan nhà nước trong việc cấp đăng ký hoạt động của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác.

 

- Điều 14 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

 

- Điều 15 quy định về điều kiện theo học tại trường, trách nhiệm của Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) nhà trường trong hoạt động tuyển sinh, quản lý hoạt động của trường; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý hoạt động của trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

 

- Điều 16 quy định về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý đối với người nước ngoài theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

 

- Điều 17 quy định về giải thể trường đào tạo, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; đất đai của nhà trường khi giải thể.

 

- Điều 18 quy định nội dung, trình tự, thẩm quyền chấp thuận mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

 

- Điều 19, Điều 21 quy định về nội dung, trình, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử và thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo.

 

- Điều 20 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đối với các trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài. Điều 20 cũng quy định rõ trường hợp người Việt Nam được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài chưa được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương chấp thuận thì không được sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

 

- Điều 22, 23 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền về việc thông báo và đăng ký thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành trong hoạt động tôn giáo.

 

Chương IV. Hoạt động tôn giáo, gồm 8 mục 18 điều (từ Điều 24 đến Điều 41), quy định về đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở; đăng ký người vào tu; hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở; hội nghị đại hội cấp Trung ương hoặc toàn đạo; hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 27 và 28 Nghị định; đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi; tổ chức các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo; giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo; hoạt động của chức sắc, nhà tu hành tại cơ sở tôn giáo được xếp hạng di tích, lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng; tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; việc mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam; việc tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài; việc giảng đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại Việt Nam; sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam; việc xuất cảnh, nhập cảnh liên quan đến tôn giáo. 

 

- Điều 24, Điều 25 quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm tại cơ sở tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký.

 

- Điều 26, quy định về trách nhiệm của người phụ trách cơ sở tôn giáo đối với việc đăng ký người đi tu tại các cơ sở tôn giáo; yêu cầu điều kiện trong thành phần hồ sơ của người chưa thành niên vào tu phải có ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ khi vào tu.

 

- Điều 27, Điều 28, Điều 29 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết đối với hội nghị, đại hội cấp cơ sở, cấp trên cơ sở và cấp trung ương hoặc toàn đạo.

 

- Điều 30 quy định nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết đối với việc sửa đổi hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Quy định này yêu cầu các tổ chức tôn giáo sau khi đại hội, hội nghị nếu sửa đổi hiến chương, điều lệ thì phải đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận mới được hoạt động theo hiến chương, điều lệ đó.

 

- Điều 31, Điều 32 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết đối với việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo.

 

- Điều 33 quy định quyền của tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhà tu hành tại các cơ sở đã xếp hạng di tích; về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu được từ hoạt động tại cơ sở tôn giáo đã xếp hạng di tích lịch sử.

 

- Điều 34, 35 quy định về công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo và các công trình phụ trợ, việc quy định để phân biệt rõ các loại công trình và thủ tục hành chính phải thực hiện khi xây dựng.

 Điều 29 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP trước đây quy định cụ thể về nội dung, thành phần hồ sơ, thời hạn, thẩm quyền giải quyết việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình kiến trúc tôn giáo, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 54 đã bãi bỏ Điều này, vì Điều này chồng chéo với quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mọi hoạt động liên quan đến cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình tôn giáo đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

 

- Điều 36 quy định về việc thực hiện quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lí hoạt động quyên góp; về quản lý, sử dụng công khai, minh bạch, phù hợp với pháp luật đối với các khoản quyên góp.

 

- Điều 37 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền việc tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam được mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động hợp tác liên quan đến tôn giáo.

 

- Điều 38 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam.

 

- Điều 39, quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc giảng đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại Việt Nam.

 

- Điều 40 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc người nước có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam và trách nhiệm của người nước ngoài trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

- Điều 41 quy định về tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam và nước ngoài khi thực hiện các hoạt động hợp tác quốc liên quan đến tôn giáo đều phải tuân thủ pháp luật về xuất, nhập cảnh của Việt Nam.

 

Chương V. Tổ chức thực hiện. gồm 5 điều (từ Điều 42 đến Điều 46), quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Nghị định; tiếp nhận hồ sơ; điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực thi hành; trách nhiệm thi hành.

 

- Điều 42 quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan trong việc hướng dẫn thi hành Nghị định này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành để quản lý các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như lễ hội tín ngưỡng; xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự; sử dụng đất đai; môn học lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam.

 

Nghị định cũng quy định rõ trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo được quy định trong Nghị định này, những trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cùng cấp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.

 

- Điều 43 quy định trình tự, thủ tục, thời hạn trả lời trong việc tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân tôn giáo; trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo.

 

- Điều 44 quy định các tổ chức tôn giáo, hội đoàn, dòng tu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và công nhận về tổ chức theo quy định tại Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì không phải làm thủ tục đăng ký và công nhận lại theo quy định tại Nghị định này.

 

- Điều 45, 46 quy định về hiệu lực và trách nhiệm thi hành, theo đó quy định rõ ngày có hiệu lực của Nghị định, Nghị định này thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI SO VỚI NGHỊ ĐỊNH 22/2005/NĐ-CP

 

Ngoài một số chi tiết trong các điều được sửa đổi, bổ sung, các nội dung dưới đây là những quy định mới của Nghị định so với quy định trong Nghị định số 22/2005/NĐ-CP.

 

1. Về quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng (Điều 3)

 

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP chỉ quy định về lễ hội tín ngưỡng, Nghị định thay thế có bổ sung quy định cụ thể về hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng, gồm việc cử người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng hàng năm tại cơ sở; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã; trách nhiệm của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người tham gia hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng. Quy định này nhằm chấn chỉnh sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng dân cư, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời định hướng việc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích tôn vinh, tưởng niệm những người có công với dân tộc, với cộng đồng, những biểu tượng văn hóa của dân tộc. Ngăn chặn việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân.

 

2. Về điều kiện để tổ chức được đăng ký sinh hoạt tôn giáo; đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo (Điều 5, Điều 6, Điều 8)

 

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP chỉ quy định thủ tục để tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo, Nghị định này bổ sung quy định về đăng ký sinh hoạt tôn giáo; điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo; điều kiện để một tổ chức được đăng ký hoạt động tôn giáo; thời hạn và điều kiện để được công nhận là tổ chức tôn giáo. Đây là quy định mới nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được các loại hình tổ chức đủ điều kiện đăng ký hoạt động tôn giáo theo tổ chức và các nhóm người có niềm tin riêng chỉ sinh hoạt như hình thức tín ngưỡng của cộng đồng, không có tổ chức giáo hội. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm các sinh hoạt tôn giáo bình thường được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật.

 

3. Về quản lý đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo (Điều 15, Điều 16)

 

Nghị định số 22/22005/NĐ-CP chỉ quy định việc thành lập, giải thể trường, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo, Nghị định bổ sung quy định về quản lý đối với trường trong việc tuyển sinh người Việt Nam và người nước ngoài; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

4. Về đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi của tổ chức tôn giáo (Điều 30)

 

Sau quy định về việc tổ chức đại hội của các tổ chức tôn giáo như Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, Nghị định có quy định về đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi (nếu có) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

5. Về hoạt động tôn giáo tại cơ sở được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh (Điều 33)

 

Đây là quy định mới hoàn toàn, nhằm bảo đảm hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và các hoạt động có liên quan tại các cơ sở được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, hạn chế các tranh chấp trong quản lý cơ sở và tổ chức hoạt động giữa người phụ trách cơ sở tôn giáo với ban quản lý di tích.

 

6. Về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 34, Điều 35)

 

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP chỉ quy định chung các công trình tôn giáo, Nghị định này quy định phân loại các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, công trình phụ trợ và yêu cầu về cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Quy định này tránh sự chồng chéo của các văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu về xây dựng, sửa chữa công trình.

 

7. Về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Điều 40).

 

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP chưa quy định về nội dung này, Nghị định này quy định về việc người nước ngoài được sinh hoạt tôn giáo chung với người Việt Nam hoặc thành nhóm riêng tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam tùy theo nhu cầu để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

 

8. Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước (Điều 42, Điều 43)

 

Nghị định bổ sung các quy định mới cho các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý đối với hoạt động tôn giáo; về tiếp nhận và xử lý hồ sơ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tôn giáo. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện chính sách tôn giáo.

 

9. Về thủ tục hành chính

 

Thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010, nhằm khắc phục những hạn chế về thủ tục hành chính trong Nghị định số 22/2005/NĐ-CP như thời hạn giải quyết quá dài, không quy định số lượng hồ sơ, cách thức gửi và tiếp nhận hồ sơ, Nghị định này quy định rõ số lượng hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thời hạn trả lời các tổ chức, cá nhân tôn giáo là ngày làm việc và đều được rút ngắn. Nghị định cũng quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc tiếp nhận hồ sơ.

 

V. PHÂN CẤP THẨM QUYỀN GẢI QUYẾT.

1. Thủ tướng Chính Phủ

TT

Nội dung giải quyết

Quy định tại

1

Giải quyết (Công nhận hoặc không công nhận) tổ chức tôn giáo

Điểm a Khoản 3 Điều 8

2

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) thành lập, chia tách, sáp nhập hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Điểm a khoản 2 Điều 10

3

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

Khoản 3 Điều 14

4

Tiếp nhận và giải quyết thông báo giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

Khoản 1 Điều 17

 

2. Ban Tôn giáo Chính Phủ.

TT

Nội dung giải quyết

Quy định tại

1

Giải quyết ( chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc đăng ký hoạt động tôn giáo

Điểm a khoản 3 Điều 6

2

Giải quyết( cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh

Khoản 2 Điều 12

3

Giải quyết( cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh

Khoản 1 Điều 13

4

Tiếp nhận và giải quyết thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường  đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

Khoản 1 Điều 15

5

Tham mưu cho Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn chương trình, nội dung, kiểm tra việc học môn lịch sử VN, pháp luật Việt Nam

Điểm b Khoản 3 Điều 15

6

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo gửi hồ sư đăng ký cho người nước ngoài theo học tại trường

Khoản 2 Điều 16

7

Tiếp nhận và gải quyết đăng ký người được phong được bầu

Điểm a Khoản 4 Điều 19

8

Giải quyết ( chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc phong chức, phong phẩm có yếu tố nước ngoài

Khoản 2 Điều 20

9

Tiếp nhận và giải quyết thông báo cách chức, bãi nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 19

Điều 21

10

Giải quyết ( chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức hội nghị cấp trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo

Khoản 2 Điều 28

11

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) Hiến chương, điều lệ sửa đổi

Khoản 1 Điều 30

12

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam của tổ chức cá nhân tôn giáo Việt Nam

Khoản 2 Điều 37

13

Tiếp nhận và giải quyết đăng ký người đi học ở nước ngoài về được phong chức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Khoản 3 Điều 38

14

Giải quyết( chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân tôn giáo Việt Nam

Khoản 2 Điều 38

15

Giải quyết( chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài tại Việt Nam

Khoản 2 Điều 39

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

TT

Nội dung giải quyết

Quy định tại

1

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận)việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều này

Khoản 4 Điều 4

2

Giải quyết ( Công nhận hoặc không công nhận) tổ chức tôn giáo

Điểm b Khoản 3 Điều 8

3

Giải quyết ( chấp thuận hoặc không chấp thuận) thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

Điểm b Khoản 2 Điều 10

4

Giải quyết ( cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn có phạm vi hoạt động trong phạm vi một tỉnh

Khoản 3 Điều 12

5

Giải quyết ( cấp đăng ký hoặc hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của dòng tu, tu viện hoặc tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong phạm vi một tỉnh

Khoản 2 Điều 13

6

Có trách nhiệm quản lý hành chính đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo

Điều a khoản 3 Điều 15

7

Giải quyết(Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo

Khoản 2 Điều 18

8

Tiếp nhận và giải quyết đăng ký người phong chức phong phẩm

Điểm b Khoản 4 Điều 19

9

Tiếp nhận và giải quyết thông báo cách chức, bãi  nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 19

Điều 21

10

Giải quyết(Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

Khoản 3 Điều 23

11

Tiếp nhận và giải quyết đăng ký người đi học ở nước ngoài về được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

Khoản 3 Điều 38

12

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm

Điểm a Khoản 1 Điều 25

13

 Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 27, 28 Nhị Định

Khoản 2 Điều 29

14

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) hiến chương, điều lệ sửa đổi

Khoản 1 Điều 30

15

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc  Trung ương

Khoản 2 Điều 31

16

Giải quyết việc cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo

Khoản 4 Điều 34

17

Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện

Điểm c khoản 2 Điều 36

18

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tập trung để sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam của người nước ngoài

Khoản  3 Điều 40

 

 

 

4. Sở nội vụ

TT

Nội dung giải quyết

Quy định tại

1

Giải quyết (Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc đăng ký hoạt động tôn giáo

Điểm b, khoản 3 Điều 6

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định

TT

Nôi dung giải quyết

Quy định tại

1

Giải quyết( Cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của hội đoàn có phạm vi hoạt động trong 1 huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh

Khoản 3 điều 12

2

Giải quyết ( Cấp đăng ký hoặc không cấp đăng ký) hoạt động của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác trong phạm vi 1 huyện, quân, thành phố trực thuộc tỉnh

Khoản 2 Điều 13

3

Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

Khoản 1 Điều 22

4

Tiếp nhận và giải quyết đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

Khoản 2 Điều 23

5

 Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm

Điểm b Khoản 1 Điều 25

6

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở

Khoản 2 Điều 27

7

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc tổ chức các cuộc lê diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo của tổ chức tôn giáo có sự tham gia của tín dồ trong phạm vi 1 huyện

Khoản 1 Điều 31

8

Giải quyết ( Chấp thuận hoặc không chấp thuận) việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo

Khoản 2 Điều 32

9

Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện

Điểm b Khoản 2 Điều 36

6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh

TT

Nội dung giả quyết

Quy định tại

1

Tiếp nhận thông báo người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng

Khoản 1 Điều 3

2

 Tiếp nhận thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng vào năm sau

Khoản 2 Điều 3

3

Tiếp nhận thông báo những lễ hội tín ngưỡng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 4

Khoản 5 Điều 4

4

Giải quyết ( chấp thuận hoặc không chấp thuận)việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo

Điểm b khoản 2 Điều 5

5

Xác nhận sơ yếu lý lịch của người được thuyên chuyển

Điểm c khoản 1 Điều 23

6

Tiếp nhận và giải quyết đăng ký hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo cơ sở

Khoản 2 Điều 24

7

Tiếp nhận đăng ký người vào tu của người phụ trách cơ sở tôn giáo

Khoản 1 Điều 26

8

Xác nhận sơ yếu lý lịch nơi người vào tu có hộ khẩu thường trú

Điểm b khoản 2 Điều 26

9

Tiếp nhận và kiểm tra giám sát nội dung thông báo về cải tạo, sửa chữa công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh không phải xin cấp giấy phép xây dựng

Điều 35

10

Tiếp nhận và giám sát việc thực hiện thông báo tổ chức quyên góp của của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi một xã

Điểm a khoản 2 Điều 36

 

 

Các tin khác