Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội

Lễ hội, di tích quy định tại Thông tư này bao gồm:

+ Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyn thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

+ Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.

+ Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.

+ Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.

+ Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật;

+ Di tích khảo cổ;

+ Danh lam thắng cảnh.

Thông tư số 04/2023/TT-BTC không điều chỉnh quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hoá; Quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ  cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/3/2023.

Sở Nội vụ tỉnh Nam Định trân trọng giới thiệu toàn văn của Thông tư số 04/2023/TT-BTC.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác