Khai mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2014
Đ/c Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc Hội phát biểu chúc mừng đại lễ
$0Lễ khai mạc được mở đầu bằng chương trình văn nghệ tại Hội trường chính. Chương trình khai mạc diễn ra với nhiều hoạt động như: Lễ Tam Bảo, các bài phát biểu của Chủ tịch Uỷ ban tổ chức Quốc tế 2014 (Việt Nam), Chủ tịch sáng lập Uỷ ban tổ chức Quốc tế (Thái Lan), thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, thông điệp của nguyên thủ các quốc gia như Sri Lanka...$0 $0Phát biểu chào mừng, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh: “Thế giới của chúng ta ngày nay đang đối diện với hàng loạt các khủng hoảng và thiên tai không dự đoán được, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc trong bối cảnh này trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.$0 $0Giải quyết nghèo đói, xóa nạn mù chữ, thúc đẩy phát triển, thực thi công bằng xã hội trong một thế giới đầy rẫy mâu thuẫn, xung đột, khủng bố đe dọa và bạo lực dân tộc… đã trở thành nhu cầu bức thiết nhằm nỗ lực và kế hoạch hóa thường xuyên theo hướng bền vững ở cấp quốc tế.$0 $0Duy trì và phát triển hòa bình lâu dài trong xã hội và đời sống của các cá nhân đã trở nên quan trọng, mà trên thực tế là những thách đố toàn cầu rất nghiêm trọng. Điều đó sẽ nhấn mạnh việc “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.$0 $0Trong thông điệp gửi tới Đại lễ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Ki-moon đã nói: Tôi đặc biệt hoan nghênh chủ đề của Đại lễ Vesak lần này tại Việt Nam và mong muốn của quý vị trong việc khám phá những quan điểm Phật giáo nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Vì những lời dạy của Đức Phật có giá trị vĩnh cửu, nên trong thời đại ngày nay quan điểm Phật giáo vẫn có giá trị khi chúng ta thúc đẩy nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đưa thế giới vào một con đường phát triển công bằng và bền vững hơn.$0 $0Thông diệp này kêu gọi chúng ta mở rộng trái tim và vòng tay cho đồng loại của mình, đặc biệt là những người đang thiếu thốn. Tại một thời điểm căng thẳng đang gia tăng ở nhiều nơi trên châu Á và các nơi khác, những giáo lý vượt thời gian này có thể giúp hướng dẫn các chính phủ và cộng đồng quốc tế. Giáo lý cao quý này có thể truyền cảm hứng cho những nỗ lực của chúng ta để giải quyết những thách thức lớn hơn đang đối mặt với thế giới của chúng ta - từ xung đột, bất bình đẳng đến sự biến đổi khí hậu.$0 $0Trong mỗi lĩnh vực này, chúng ta phải vượt lên trên những lợi ích cá nhân hẹp hòi, để suy nghĩ và hành động như những thành viên của một cộng đồng quốc tế. Vào ngày này của Đại lễ Phật đản, chúng ta hãy cam kết làm việc cùng nhau vì lợi ích chung, và cho sự tiến bộ của toàn thể nhân loại. Xin cảm ơn quý vị đã cam kết cho những lý tưởng này, và kính chúc quý vị một Đại lễ Vesak an lạc và đáng nhớ".$0 $0Tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: Thay mặt cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014, tôi xin gửi tới tất các quý vị khách quý cùng toàn thể tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái, hữu nghị và đoàn kết.$0 $0Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc năm 2014 được tổ chức tại Việt Nam, đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt sớm trên đất nước này từ gần 2.000 năm về trước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy Phật giáo luôn gắn bó đồng hành cùng Dân tộc, luôn tỏ rõ phương châm nhập thế gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc an vui cho con người.$0 $0Mục tiêu cao cả ấy càng rõ nét và càng đạt được thành quả lớn lao qua vai trò thực hiện và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việt Nam hôm nay với chủ trương phát huy tối đa nội lực, đồng thời tôn trọng và sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, vì lợi ích các bên cùng có lợi trên nền tảng hoà bình và sự phát triển bền vững.$0 $0Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc song cũng sẵn sàng tiếp thu đón nhận tinh hoa văn hóa thế giới và hội nhập với các nền văn hoá tiên tiến của nhân loại. Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội từ việc hướng con người tới đạo đức chân, thiện, mỹ, nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu “Dân giàu - Nước mạnh - Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.$0 $0Với vai trò của nước chủ nhà trong tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc năm 2014, tôi mong sao trong những ngày dự Đại lễ Phật đản trên đất nước của chúng tôi, quý vị sẽ hiểu thêm về đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhận thấy ở con người Việt Nam tình cảm chân thành, nhân hậu và sự mến khách thắm tình hữu nghị, hợp tác. Chúng ta cùng đồng tâm phấn đấu vì một thế giới tốt đẹp trong hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển bền vững. Trên tinh thần đó, chúng ta tin tưởng rằng, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2014 một lần nữa lại được tổ chức thành công trên đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu truyền thống".$0

Các tin khác