Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số các quy
định tổ chức, hoạt động và quản lý các hội:
- Về Ban Vận động thành lập hội
Hồ sơ đề nghị công
nhận Ban Vận động thành lập hội thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị
định số 45/2010/NĐ-CP. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban)
Ban Vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì
phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân
cấp quản lý cán bộ.
Trường hợp cần thiết,
cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động có
thể lấy ý kiến các cơ quan có liên quan trước khi xem xét, quyết định công nhận
Ban Vận động thành lập hội.
Ban Vận động thành lập
hội tự giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 33/2012/NĐ-CP
hoặc Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 2
Điều 10 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Về tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường
Hội có phạm vi hoạt
động cả nước hoặc liên tỉnh báo cáo về Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
chính mà hội hoạt động. Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong huyện, trong
xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Sở Nội vụ nếu được Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ủy quyền) và Sở quản lý ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.
Trường hợp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho phép
thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội đối
với hội có phạm vi hoạt động trong xã thì hội có phạm vi hoạt động trong xã báo
cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Về hồ sơ báo cáo tổ
chức đại hội nhiệm kỳ gồm:
a) Nghị quyết của ban
lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
b) Dự thảo báo cáo
tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo
cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;
c) Dự thảo điều lệ sửa
đổi, bổ sung (nếu có);
d) Danh sách dự kiến
nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số
lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là
người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
đ) Dự kiến thời gian,
địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự
đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
e) Báo cáo số lượng
hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội; g) Các nội dung khác
thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp
luật (nếu có).
Về hồ sơ báo cáo đại
hội bất thường, gồm: a) Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội
bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; b) Dự
thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội; c) Dự kiến thời gian,
địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự
đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
Trong thời hạn mười
lăm ngày kể từ ngày nhận hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có ý kiến bằng văn
bản về việc tổ chức đại hội. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến
ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động thì chậm nhất không quá hai mươi ngày
phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
Hội tổ chức đại hội
nhiệm kỳ, đại hội bất thường sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Trường hợp hội tổ chức
đại hội mà không báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2
Thông tư này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP không phê duyệt điều lệ hội đã được đại hội thông qua; đồng
thời có văn bản gửi các cơ quan liên quan thông báo về việc hội chưa tổ chức
đại hội đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và yêu cầu hội thực
hiện việc tổc chức lại đại hội đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật.

Ảnh: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định
- Cách tính thời hạn tổ chức đại hội
Nhiệm kỳ đại hội của
hội thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Trường hợp hội kéo dài nhiệm kỳ đại hội thì thời hạn tổ chức đại hội tiếp theo
được tính từ ngày hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ mới.
Hội tổ chức đại hội
bất thường để thông qua việc đổi tên thì được tính thời hạn tổ chức đại hội
tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội bất thường. Trường hội hội tổ chức đại
hội bất thường để thông qua việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội thì hội
thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội được tính thời hạn tổ chức
đại hội nhiệm kỳ tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội thành lập mới.
- Về thành lập pháp nhân và tổ chức cơ sở thuộc hội
Khi có nhu cầu và đủ
điều kiện thành lập pháp nhân thuộc hội hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với
điều lệ hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ
sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép
kinh doanh thì hội quyết định thành lập pháp nhân và báo cáo cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Hồ sơ gồm: a)
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực); b) Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu
dấu (bản sao có chứng thực).
Hội thành lập pháp
nhân thuộc hội không đúng quy định của pháp luật thì chịu trách nhiệm trước
pháp luật; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số
45/2010/NĐ-CP có quyền yêu cầu hội ra quyết định giải thể pháp nhân và đề nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thù hồi con dấu.
Hàng năm, hội phải báo
cáo tình hình tổ chức, hoạt động của các pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Hội được thành lập
liên chi hội, chi hội, phân hội, tổ hội thuộc hội (gọi chung là tổ chức cơ sở
thuộc hội) theo quy định của điều lệ hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP phê duyệt. Tổ chức cơ sở do hội
thành lập không có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng.
- Chế độ, chính sách đối với người công tác hội
Đối với hội có tính
chất đặc thù, được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hằng năm
có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế việc sử dụng biên
chế theo quy định. Các hội có tính chất đặc thù không phân bổ số biên chế được
giao của hội cho các pháp nhân thuộc hội và các hội thành viên.
Trong trường hợp có sự
điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các
hội có tính chất đặc thù lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định. Hồ sơ điều chỉnh biên chế gồm:
Văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, xác định vị trí việc làm phù hợp
với mô hình tổ chức, quy mô hoạt động, các tài liệu liên quan đến việc đề nghị
điều chỉnh biên chế của hội.
Đối với công chức được
luân chuyển làm việc tại các hội theo quy định tại Điều 12 Nghị định số
06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về công chức.
Đối với những người
được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, chế độ,
chính sách áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Đối với những người đã
nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật được bầu giữ các chức danh
lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù trong chỉ tiêu biên chế
được cấp có thẩm quyền giao, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao từ ngân
sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh
lãnh đạo chuyên trách tại các hội.
Chế độ, chính sách đối
với những người công tác tại hội không thuộc hội có tính chất đặc thù quy định
tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này thực hiện theo thỏa thuận giữa hội với người
công tác tại hội, bảo đảm tương quan trong nội bộ hội và theo quy định của Bộ
luật Lao động, quy định của pháp luật có liên quan.
- Người đứng đầu hội
Số nhiệm kỳ liên tiếp
giữ chức danh người đứng đầu hội; độ tuổi, tiêu chuẩn, quy trình giới thiệu,
lựa chọn để bầu người đứng đầu hội do điều lệ hội hoặc ban lãnh đạo hội quy
định phù hợp quy định của pháp luật và quy định của có quan có thẩm quyền.
Nhân sự dự kiến người
đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, trường hợp nhân sự
dự kiến người đứng đầu hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc đã là cán bộ,
công chức, viên chức nhưng đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng
văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì không cần phiếu lý lịch tư
pháp...
Ngoài ra, Thông tư còn
thống nhất quy định về: hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng; giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại trong nội bộ hội; đặt văn phòng đại diện, thay đổi địa
chỉ nơi đặt trụ sở và thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội; lập và lưu giữ hồ sơ
tài liệu của hội; đổi tên hội; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với
hội; hướng dẫn mẫu trình bày văn bản và trách nhiệm thi hành./.
Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013. Thông tư này thay thế Thông tư số
11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị
định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội.
Toàn văn Thông tư được tải tại đây
Theo Anh Cao- Webside Bộ Nội vụ:
https://moha.gov.vn/
Văn phòng