Tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 1940/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
$0Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Khắc Hưng, UVBTV tỉnh uỷ, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Trưởng ban chỉ đạo Công tác tôn giáo của tỉnh; đồng chí Bùi Đức Long, UVBTV tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng ban thường trực công tác tôn giáo của tỉnh. Về dự hội nghị có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, các đồng chí trong BTV tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; lãnh đạo UBND, UBMTTQ, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo của huyện và một số ngành liên quan ở huyện.$0 $0Ngay sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch tổ  chức quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị các cấp, trong lực lượng vũ trang, trong chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, các cấp, các ngành ở tỉnh đã tổ chức được trên 800 hội nghị với trên 100.000 lượt người được nghe quán triệt phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Pháp lệnh và Quyết định quy định chi tiết một số điều về hoạt động tôn giáo của UBND tỉnh. $0 $0Do làm tốt công tác quán triệt, phổ biến và triển khai tổ chức thực hiên tốt Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ, của tỉnh; những năm qua các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật. Các chức sắc, tín đồ các tôn giáo yên tâm, phấn khởi hành đạo, tích cực sản xuất, phát triển kinh tế cải thiện đời sống, tham gia các hoạt động xã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước. Các cơ sở thờ tự được quan tâm cải tạo khang trang, hàng trăm công trình tôn giáo đươc sửa chưa lớn, làm mới và hàng nghìn công trình được sửa chữa nhỏ. 8 năm qua, hàng trăm nhà tu hành, chức sắc, được phong chức, thuyên chuyển, bổ nhiệm hoặc đi đào tạo tại các trường tôn giáo trong và ngoài nước. Các sinh hoạt tôn giáo như: Tĩnh tâm  của đạo Công giáo, Bồi linh của đạo Tin lành, An cư kiết hạ của đạo Phật, các cuộc lễ lớn ngoài chương trình đăng ký, các lễ lớn cấp vùng, toàn đạo… đều được tạo điều kiện tổ chức trọng thể. Các linh mục, tăng, ni. mục sư, tín đồ các tôn giáo trong tỉnh luôn tích cực tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo ,xây dựng nhà Đại Đoàn kết, ủng hộ, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, tặng quà cho các đối tượng học sinh nghèo vượt khó … với số tiền lên tới hàng tỉ đồng.$0 $0Những năm gần đây, tình hình nhà, đất liên quan đến tôn giáo cơ bản chấp hành đúng quy định của pháp luật. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Sau năm năm thưc hiện, các ngành, các địa phương đã quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị, tạo chuyển biến về nhận thức đối với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức của các cấp chính quyền, các tổ chức tôn giáo trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất; từng bước hạn chế vi phạm, một số vụ việc đất đai liên quan đến tôn giáo, nhất là vấn đề tài sản, đất đai tổ chức tôn giáo xin lại, đòi lại đã được giải quyết; góp phần giữ gìn ổn định tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.$0 $0Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Đồng chí Bùi Đức Long nhấn mạnh: hoạt động của các tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, trong đó có sự nỗ lực của các cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Phó Chủ tịch cũng nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đề nghị UBND các huyện tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo Công tác tôn giáo các huyện, thành phố Nam Định.$0 $0Đối với vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo, Đồng chí Phó chủ tịch Thường trực đề nghị các địa phương phải kịp thời thống kê tình hình nhà, đất liên quan đến tôn giáo, định kỳ báo cáo UBND tỉnh; chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết, xử lý các vụ việc tồn đọng; tổ chức nghiên cứu, phối hợp, thống nhất trong chỉ đạo, xem xét, giải quyết đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp các ngành và địa phương để giải quyết sự việc về tôn giáo và liên quan đến tôn giáo. Trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cũng cần phải quan tâm đến vấn đề sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Đồng chí Phó chủ tịch Thường trực cũng đề nghị các UBND các huyện cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Cán bộ ngành quản lý nhà nước về tôn giáo cần tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan hữu quan, lắng nghe nhu cầu của người có đạo để làm tốt công tác quản lý nhà nước về vấn đề này.$0 $0 $0 $0Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch biểu dương Ngành quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp đã nỗ lực phấn đấu trong công tác .Ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp trong tỉnh cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm là quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Đồng thời tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cũng như phối hợp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh./.$0

Các tin khác