Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.
Ngày 20/6/2012, Luật XLVPHC được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Sau hơn 07 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật XLVPHC đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập lớn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với tình thực tiễn.
Ngày 13/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật 67/2020/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử Lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Theo đó, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực; đối tượng và điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính…đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, đầy đủ cũng như bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Như vậy, Luật đã sửa đổi, bổ dung nội dung của 66/142 điều của Luật XLVP hiện hành và tập trung vào 03 chính sách lớn, cụ thể: hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hoàn thiện các quy định của pháp luật về đối tượng, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm.
Một số điểm mới của Luật XLVPHC sửa đổi, bổ sung
1.Tăng mức phạt tiền tối đa đối với 10 lĩnh vực, cụ thể: Giao thông đường bộ, Phòng tệ nạn xã hội; Cơ yếu, Giáo dục; Quản lý và bảo vệ biên giới Quốc gia; Điện lực; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thủy lợi; Báo chí; Kinh doanh bất động sản
2. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như:
Tín ngưỡng (đây là một trong các chức năng, nhiệm vụ thuộc quản lý nhà nước của ngành Nội vụ); Cứu nạn, cứu hộ; In; An toàn giao thông; Sở hữu trí tuệ.
3. Bổ sung về chức danh có thẩm quyền xử phạt hành chính như Kiểm ngư, Kiểm toán Nhà nước…
Đồng thời, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như: Thẩm quyền của Tổng cục Thi hành án dân sự; Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao….
4. Luật sửa đổi, bổ sung đã tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính để khắc phục những bất cập trong thời gian qua khi áp dụng Luật XLVPHC hiện hành. Nêu cụ, thể chi tiết để khi áp dụng vào thực tiễn được thuận lợi.
5. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện các trường hợp được hoãn, giảm, miễn tiền phạt để bảo đảm với thực tiễn.
6. Để bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi, Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đối tượng và điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn…
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2022.
Xem toàn văn văn bản Luật tại đây
Thanh tra Sở