image banner
Một số điểm mới của Nghị định 95/2023/NĐ-CP
Lượt xem: 151

 Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực vào ngày 30/3/2024 (Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 30 Nghị định số 95/2023). Theo đó Nghị định 95/2023/NĐ-CP có những điểm mới như sau:

1. Giải thích cụ thể hơn về một số từ ngữ, trong đó bổ sung giải thích Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp “là văn bản, tài liệu về quyền sử dụng hợp pháp đối với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng và dân sự”, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực tiễn thực hiện.

2. Bổ sung quy định về việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ.

          Nghị định giao cho Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý. Với sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá về quy định sử dụng kinh sách cho người bị tạm giữ, tạm giam.

3. Bổ sung quy định về trình tự thủ tục thay đổi người đại diện, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Việc quy định này là biện pháp để đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài khi có nhu cầu thực hiện các hoạt động trên.

4. Quy định về đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo.

Các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ toàn bộ hoạt động trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, quy định này nhằm hoàn thiện các quy định của luật về giải thể các tổ chức tôn giáo. Nếu các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ thì được phục hồi hoạt động tôn giáo. Đây là quy định rất nhân văn.

Thẩm quyền đình chỉ hoạt động tôn giáo là Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức hoạt động trên điạ bàn 01 tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức hoạt động ở nhiều tỉnh. Vì vậy, không có việc chính quyền địa phương lạm dụng quyền để đình chỉ hoạt động tôn giáo.

5. Sửa đổi quy định về tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức cuộc lễ tôn giáo, xuất bản, nhập khẩu kinh sách đồ dùng tôn giáo.

Nội dung của quy định này so với quy định của Nghị định 162 hoàn toàn mới và rất thuận lợi cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thực hiện. Theo đó, các tổ chức tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động nêu trên phải công khai, minh bạch, đúng mục đích. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc tiếp nhận, quản lý các khoản tài trợ.

 Tùy địa bàn hoạt động của các tổ chức (hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh hoặc nhiều tỉnh), các tổ chức tiếp nhận tài trợ phải thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương hoặc cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh; có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả sử dụng các khoản tài trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu các tổ chức dừng tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ và xử lý theo quy định của pháp luật nếu việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ không đúng quy định của Nghị định 95 và các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Bổ sung hình thức trực tuyến khi thực hiện các hoạt động tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ. Quy định này là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện hoạt động tôn giáo trong mọi hoàn cảnh (kể cả dịch bệnh).

7. Tiếp nhận hồ sơ: gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường công văn; gửi qua Cổng dịch vụ công trực tuyến; qua thuê một doanh nghiệp, cá nhân được lựa chọn để ký kết hợp đồng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả (ví dụ Dịch cụ bưu chính,…). Điều này thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện các thủ tục hành chính./.

Xem toàn văn Nghị định số 95/2023/NĐ-CP tại đây

Ban Tôn giáo
Tin khác
1 2 3 
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
anh tin bai
image advertisement
Video Sự Kiện
  • Đề án: Mở rộng địa giới hành chính TP Nam Định, thành lập 03 phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc và Đề án: Sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định
  • Video: Tiền thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng từ 2024 tăng mạnh?
  • Lương Hưu Đang Hưởng Bị Cắt Khi Nào? Có Được Nhận Quyền Lợi Thay Thế Không?
  • Video: Cách phân loại để trả lương theo vị trí việc làm như thế nào?
  • Video: [Dự đoán] Mức lương cơ sở năm 2024 sẽ như thế nào?
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1