image banner
Ngành quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh Nam Định - 69 năm một chặng đường
Lượt xem: 184
anh tin bai

Cách đây 69 năm, ngày 02/8/1955, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa căn cứ vào ý kiến của Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 566/NĐ-CP thành lập Ban Tôn giáo, một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng phủ (tiền thân của Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay) để “nghiên cứu kế hoạch thi hành những chủ trương chính sách của Chính phủ về vấn đề tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo”. Trải qua 69 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Thủ tướng phủ trước kia và Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, tham mưu cho Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách đối với tôn giáo; thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo; góp phần đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực xấu vào mục đích chính trị. Đặc biệt là động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo tham gia và có những đóng góp rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Phát huy vai trò và truyền thống của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, động viên cán bộ công chức của ngành, theo đề nghị của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 27/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg về việc lấy ngày 02/8 hàng năm là “Ngày truyền thống Ngành quản lý nhà nước về tôn giáo”.

Gắn liền với từng giai đoạn xây dựng và trưởng thành của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo cả nước, ngày 23/7/1994, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh Nam Định được thành lập. Là cơ quan chuyên môn, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, là đầu mối quan hệ giữa chính quyền với tổ chức tôn giáo. Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh được sáp nhập vào Sở Nội vụ, tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo không có nhiều thay đổi, mà theo hướng được tăng cường và củng cố hơn về mọi mặt. Đến ngày 03/10/2008, UBND tỉnh có Quyết định về việc thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đồng thời từng bước củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở theo quy định mới của Bộ Nội vụ; tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tô thắm cho những trang sử vẻ vang của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo. 

30 năm qua (kể từ khi thành lập Ban Tôn giáo) dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, địa phương; đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo, Ban Tôn giáo tỉnh Nam Định đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Ban Tôn giáo tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan của tỉnh, chính quyền các huyện, thành phố quán triệt sâu rộng các Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo đặc biệt là Nghị quyết Ban chấp hành TW 7 về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 12/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hiện nay là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ) tới các cấp, các ngành, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; Thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản QLNN về tôn giáo thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với các ngành hữu quan, chính quyền cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; là đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo, tham mưu cho UBND tỉnh quan tâm đến nhu cầu chính đáng và đúng pháp luật của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ trên địa bàn tỉnh như: phong chức, phong phẩm, tổ chức hoạt động các ngày lễ lớn của tôn giáo như Noel, Phật đản… động viên bà con giáo dân phấn khởi hăng say tham gia lao động sản xuất xây dựng quê hương, hưởng ứng các phong trào văn hoá, xã hội và các hoạt động từ thiện nhân đạo góp phần vào thành quả chung của tỉnh. Ngoài ra, tham mưu giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở những vụ việc khiếu kiện đòi, tranh chấp đất đai đúng pháp luật có lý, có tình nên không có điểm nóng về đất đai tôn giáo mặc dù tiềm ẩn rất nhiều điểm do lịch sử để lại.

Ban Tôn giáo tỉnh cùng với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tại cơ sở luôn chủ động, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan từ Trung ương đến địa phương có liên quan tăng cường tiếp xúc với các vị chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn nhằm hướng dẫn các hoạt động tôn giáo theo đúng quy định; đề xuất giải quyết nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo kịp thời. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý các hoạt động tôn giáo trái pháp luật liên quan như: lấn chiếm đất đai, xây dựng và mở rộng công trình tôn giáo trái phép, việc tổ chức các hoạt động tôn giáo không đăng ký, thông báo với các cấp chính quyền… đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp, tổ chức ký kết chương trình phối hợp trong công tác tôn giáo với các ngành liên quan như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh… Thông qua chương trình phối hợp đã huy động được nhiều ngành chức năng vào cuộc, phát huy thế mạnh và trách nhiệm của từng ngành trong nhiệm vụ công tác tôn giáo nói chung. Từ đó, các vấn đề tôn giáo phát sinh trên địa bàn được giải quyết tốt; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, tình hình tôn giáo trong những thời điểm chính trị nhạy cảm được giữ vững .v.v…

Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, Ban Tôn giáo đã thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối, là nơi giữ mối liên hệ giũa chính quyền và tổ chức tôn giáo. Nhiệm vụ này được Ban thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, linh động, không chỉ với tổ chức tôn giáo mà cả với các vị chức sắc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo các cấp, chức việc…Không chỉ tạo mối quan hệ khi có vụ việc hay thăm, chúc mừng… Ban đã thường xuyên giữ mối liên hệ; khi trực tiếp, khi qua các trang mạng xã hội, các cuộc giao lưu…Việc làm này không chỉ có tác dụng tốt trong công tác tuyên truyền, vận động, quản lý, giữ mối quan hệ gần gũi mà còn được các tổ chức, cá nhân tôn giáo đánh giá cao, ủng hộ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 tôn giáo với 4 tổ chức: Phật giáo, Công giáo và Tin lành (gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Phúc âm toàn vẹn Việt Nam). Phật giáo 845 chùa, 912 tăng, ni và khoảng 30 vạn tín đồ (nếu kể cả những người chịu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo, số lượng khoảng 60% dân số của tỉnh), 01 trường trung cấp Phật học, 08 cơ sở hạ. Đạo Công giáo (có trọn vẹn giáo phận Bùi Chu và 1 phần giáo phận Hà Nội) Toàn tỉnh có 172 xứ, 492 nhà thờ họ, 1 giám mục, 290 linh mục, 47 vạn giáo dân (chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh), 6 dòng tu, 35 cơ sở dòng với trên 1000 nữ tu; có Toà Giám mục Bùi Chu và Đại chủng viện Đức mẹ vô nhiễm Bùi Chu. Đạo Tin lành có 2 chi hội ở Giao Hà, huyện Giao Thuỷ và thành phố Nam Định, thuộc Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), 02 mục sư với hơn 800 tín đồ; 02 điểm nhóm Phúc Âm toàn vẹn Việt Nam tại thành phố Nam Định và huyện Giao Thủy.

Có thể nói rằng, 30 năm qua dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo tỉnh nhà nên tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định; các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường theo quy định của pháp luật và đi vào nề nếp. Chức sắc, bà con giáo dân, tín đồ phật tử phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đặc biệt trong công tác giải quyết các nhu cầu sinh hoạt chính đáng của các tổ chức tôn giáo và bà con giáo dân đều được đáp ứng và cơ bản theo quy định của pháp luật.

Những đóng góp của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Ban Tôn giáo Chính phủ tặng cờ và nhiều Bằng khen, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen cho tập thể và các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, công tác phối hợp tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiếp tục phát huy truyền thống 69 năm Ngành Quản lý Nhà nước về Tôn giáo (02/08/1955 - 02/08/2024), cán bộ quản lý, công chức, nhân viên công tác trong lĩnh vực Tôn giáo tại Nam Định sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Nam Định ngày càng văn minh, hiện đại./.

Ban Tôn giáo tỉnh Nam Định
Tin khác
1 2 3 4 
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
anh tin bai
image advertisement
Video Sự Kiện
  • Trưng bày tài liệu lưu trữ nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố 1/7/1954 - 1/7/2024 với chủ đề: “Giải phóng thành phố Nam Định: xây dựng hậu phương vững chắc cho tiền tuyến anh hùng”
  • Kết quả phong trào thi đua yêu nước tỉnh Nam Định năm 2023
  • Đề án: Mở rộng địa giới hành chính TP Nam Định, thành lập 03 phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc và Đề án: Sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định
  • Video: Tiền thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng từ 2024 tăng mạnh?
  • Lương Hưu Đang Hưởng Bị Cắt Khi Nào? Có Được Nhận Quyền Lợi Thay Thế Không?
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1