Đây
là ý kiến kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phiên
họp lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ngày 30/11/2021. Phiên họp được tổ
chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với các điểm cầu
các bộ, ngành, cơ quan và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Để thực hiện chuyển đổi
số hiệu quả trong thời gian tới, tại văn bản số 331/TB-VPCP
ngày 10/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về thông báo kết luận của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi
số ngày 30/11/2021, Thủ tướng yêu cầu cần thống nhất, xác định rõ công tác chuyển
đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên toàn thế giới nhất
là trong bối cảnh vừa chống đại dịch Covid-19, vừa chủ động thích ứng an toàn,
linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phải lấy người
dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển
đổi số; cần gắn chặt chẽ giữa kết nối công nghệ với cải cách hành chính, có kế
thừa, đổi mới và phát triển…
Về
chuyển đổi số quốc gia năm 2022, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải
quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ để tạo bước đột phá, thống nhất nhận thức từ
quan điểm chỉ đạo đến hành động, đặc biệt phải bố trí nguồn lực hợp lý, hiệu quả.
Đối với Bộ Nội vụ, Thủ tướng yêu cầu tập trung thúc thẩy gắn kết chặt chẽ giữa
cải cách hành chính với chuyển đổi số, Chính phủ số; hoàn thành xây dựng cơ sở
dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức viên chức, để quản lý đồng bộ, thống nhất,
minh bạch, kịp thời, kịp thời tạo nguồn dữ liệu cốt lõi cho phát triển Chính phủ
số.
Tinh thần chỉ đạo trên
là sự tiếp nối Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020 của Chính phủ về phê
duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan nhà nước. Đề án nhằm thực hiện việc xây dựng,
quản lý, cập nhật dữ liệu thường xuyên, tổ chức khai thác, sử dụng và lưu trữ
cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, thống nhất trên
phạm vi toàn quốc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công
chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước theo hướng hiện đại, là thành phần
quan trọng trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế
số, xã hội số. Theo đó, đây là hệ thống thông tin được thu thập, tích hợp, chia
sẻ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế phục vụ
tổng hợp, phân tích dữ liệu nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp. Để hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ
liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước thì cần
hoàn thành 03 việc sau:
+ Sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy;
+ Cơ
sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được đặt tại Bộ Nội vụ;
+
Thống nhất các tiêu chí thông tin quản lý và chia sẻ dữ liệu.
Như
vậy, việc xây dựng Cơ sở giữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức là
nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện năm 2022 của Bộ Nội vụ đã được Thủ
tướng chỉ đạo. Trên cơ sở sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ các tỉnh,
thành phố sẽ chủ động, khẩn trương tham mưu cho UBND cụ thể hoá thành kế hoạch sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để tổ chức thực hiện hiệu
quả.
Với
những chủ trương, định hướng đúng đắn và quyết tâm chính trị cao của Chính phủ
và các bộ, ngành, địa phương, tin tưởng rằng Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử
hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030 sẽ hoàn thành
tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Sở Nội vụ trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo số 331/TB-VPCP.
Văn phòng