Tình hình triển khai công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016

1. Về Lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp để nghiên cứu quán triệt Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 05-01-2011 của Bộ chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây gọi tắt là cuộc bầu cử), Chỉ thị số 192/CT-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương; đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TU ngày14/02/2011 của Tỉnh uỷ về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đã họp để quán triệt các văn bản của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về công tác bầu cử, đồng thời đã giao cho Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức hội nghị triển khai công tác bầu cử.

- Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt nam tỉnh đã họp với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn để quán triệt các văn bản của Trung ương về bầu cử, đặc biệt là hướng dẫn quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp theo Nghị quyết số 01/2011/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 08/02/2011 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội - Chinh phủ - Đoàn Chủ tịch UBTWMT Tổ quốc Việt nam.

Ngày 15-02-2011, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các cấp triển khai công tác bầu cử. Thành phần Hội nghị gồm: Các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan Đảng, đoàn thể ở tỉnh, lãnh đạo các ban của HĐND tỉnh các cơ quan doanh nghiệp, trường học của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Bí thư, Phú Bí thư thường trực huyện uỷ, thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nam Định, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban MTTQ các huyện, thành phố, Trưởng ban Tổ chức các huyện, thành uỷ, Trưởng phũng và Phó trưởng phòng Phòng Nội vụ các huyện, thành phố; Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã, thị trấn, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Nội dung hội nghị: Quán triệt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chớnh phủ, UBTWMTTQ Việt Nam, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Kế hoạch của Uỷ ban bầu cử tỉnh và hướng dẫn các bước quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và các nội dung cơ bản của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001; Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010.

Sau Hội nghị triển khai của tỉnh, các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc triển khai công tác bầu cử kịp thời theo đúng kế hoạch của Uỷ ban bầu cử tỉnh và đúng thời gian theo quy định của pháp luật. Đến ngày 16-02-2011, 100% các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác bầu cử cho cán bộ chủ chốt các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Uỷ ban MTTQ các cấp đều có văn bản về lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử, xây dựng kế hoạch triển khai và lịch công tác các bước triển khai công tác bầu cử.

2. Thành lập các tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử

Thực hiện Điều 15 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 16 Luật bầu cử đại biểu HĐND; ngày 14/3/2001 UBND tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực HĐND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã ban hành quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 14/2/2011 về việc thành lập Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND tỉnh gồm 29 thành viên, do Ông Phạm Hồng Hà - Uỷ viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Chủ tịch Uỷ ban bầu cử, Ông Nguyễn Văn Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban bầu cử, Ông Nguyễn Khắc Hưng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ làm Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử; ; Ông Trần Lương Bằng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử; Ông Bùi Tân Tiến, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban bầu cử; Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Uỷ ban bầu cử và 23 Uỷ viên gồm các ông (bà) Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, thường trực HĐND, UBND và lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Đến ngày 16/02/2011, UBND thành phố Nam Định và UBND 209 xã, thị trấn đều đã thành lập và công bố Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2001-2016. Để đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử được thuận lợi và phân công phụ trách các mặt công tác với đặc thù tỉnh Nam Định thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 9 huyện và 20 phường ở thành phố Nam Định. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở 9 huyện và 20 phường với số lượng thành viên tương ứng với Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố và Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn. Cụ thể là:

- 01 Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố Nam Định gồm 15 thành viên;

- 09 Ban chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở 9 huyện gồm 143 thành viên;

- 20 Ban chỉ đạo bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở 20 phường thuộc thành phố Nam Định gồm 220 thành viên;

- 209 Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn gồm 2.287 thành viên;

Như vậy, toàn tỉnh có 211 Uỷ ban bầu cử ở 3 cấp, với tổng số 2.331 thành viên và 29 Ban chỉ đạo bầu cử ở 9 huyện và 20 phường với tổng số 363 thành viên.

Ủy ban bầu cử tỉnh đã Quyết định thành lập 2 Tiểu ban:

- Tiểu ban chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội gồm 9 thành viên do ông Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh là trưởng tiểu ban, Giám đốc Công an tỉnh và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó trưởng tiểu ban;

- Tiểu ban chỉ đạo công tác Tuyên truyền gồm 9 thành viên do ông Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ làm Trưởng tiểu ban, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao- Du lịch làm Phó trưởng tiểu ban;

Các Tiểu ban đã xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện theo chức năng được phân công, các ngành như Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh đã có kế hoạch của ngành để chỉ đạo và tổ chức thực hiện phục vụ công tác bầu cử trên địa bàn tỉnh

Ủy ban bầu cử tỉnh và Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố, Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND các xã, thị trấn, Ban chỉ đạo cuộc bầu cử ở 9 huyện và 20 phường cũng đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các lĩnh vực công tác và các địa bàn huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn về công tác bầu cử.

* Căn cứ Công văn số 449/CV-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội được phân bổ bầu tại tỉnh Nam Định là 09 đại biểu, Uỷ ban bầu cử tỉnh đã dự kiến 03 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và mỗi đơn vị được bầu 03 đại biểu Quốc hội khoá XIII và đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ấn định (Công văn số 05/UBBC ngày 28/02/2011);

- Căn cứ vào dân số của tỉnh theo số liệu của Cục Thống kờ đến ngày 31/12/2010 là: 1.830.023 người. UBND tỉnh dự kiến và đó trỡnh Chớnh phủ phờ chuẩn số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2011-2016 là 67đại biểu, được bầu ở 20 đơn vị bầu cử trong đú cú 13 đơn vị bầu 3 và 7 đơn vị bầu 4), (Tờ trình số 13/TTr-UBND ngày 17/02/2011);

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định phê chuẩn 12 đơn vị bầu cử và được bầu 40 đại biểu HĐND thành phố Nam Định (trong đó có 8 đơn vị bầu 3 và 4 đơn vị bầu 4);

Theo quy định của pháp luật và dân số có mặt đến 31/12/2010 của 209 xã, thị trấn của tỉnh Nam Định thì số đại biểu HĐND xã, thị trấn được bầu 5.628 đại biểu HĐND xã, thị trấn, nhiệm kỳ 2011-2016, các xã, thị trấn đang dự kiến 1.687 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn và 1.748 khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, HĐND thành phố Nam Định, HĐND xã, thị trấn (trong đó có 59 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn có 2 khu vực bỏ phiếu và 01 đơn vị bầu cử có 3 khu vực bỏ phiếu);

3. Hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Ngày 23-02-2011, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, TT UBMTTQ thành phố Nam Định, UBMTTQ các xã, thị trấn đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội và ứng cử đại biểu HĐND các cấp, như sau:

3.1. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII

* Căn cứ Công văn số 449/CV-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội được phân bổ bầu tại tỉnh Nam Định là 09 đại biểu. Trong đó:

- Số đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương: 06 đại biểu;

- Số đại biểu do Trung ương giới thiệu: 03 đại biểu;

Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của tỉnh đã thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đang cư trú và làm việc tại tỉnh Nam Định là 16 đại biểu, trong đó:

- Số lượng đại biểu giới thiệu ứng cử: 15 đại biểu

- Số người tự ứng cử: 01 đại biểu;

* Cơ cấu kết hợp đạt tỷ lệ:

- Đại biểu là Phụ nữ: 06 đại biểu, tỷ lệ 37,5%

- Đại biểu trẻ tuổi: 03 đại biểu, tỷ lệ 18,7%

- Đại biểu là người ngoài đảng: 01 đại biểu. Tỷ lệ 6,25%.

3.2. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2011-2016 là: 130 đại biểu. Trong đó:

- Giới thiệu người ứng cử là: 129 đại biểu;

- Dự kiến người tự ứng cử là:   01 đại biểu;

* Cơ cấu kết hợp đạt tỷ lệ như sau:

- Đại biểu là Phụ nữ: 49 đại biểu = 37,69%;

- Đại biểu là Tôn giáo: 02 đại biểu = 1,54%;

- Đại biểu trẻ tuổi: 20 người = 15,4%;

- Đại biểu là Tôn giáo và người ngoài Đảng: 23 đại biểu = 17,69%, (trong đó Tôn giáo là 02 đại biểu, 01 là Công giáo, 01 là Phật giáo).

3.3. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Nam Định, nhiệm kỳ 2011-2016 là: 70 đại biểu.

* Cơ cấu kết hợp đạt tỷ lệ như sau:

- Đại biểu là Phụ nữ  23 người = 32,8%;

- Đại biểu trẻ tuổi 12 người = 17,1%;

- Đại biểu là người ngoài Đảng 8 người = 11,4%

3.4. Số lượng hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn, nhiệm kỳ 2011-2016 là 10.088 người.

* Cơ cấu kết hợp đạt tỷ lệ như sau:

- Đại biểu là Phụ nữ:  3.200 người  = 31,72 %;

- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 35 tuổi):  1.863  người  = 18,47 %;

- Đại biểu là người ngoài Đảng: 2.920 người =  28,95 %.

Theo số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp được phân bổ trên đảm bảo mỗi đơn vị bầu cử  đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đều có số dư từ 2,5 đến 3 ứng cử viên của một đơn vị bầu cử.

Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất đến nay, Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố Nam Định, xã, thị trấn đã tổ chức hội nghị với lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, thôn (xóm), tổ dân phố được phân bổ người giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, HĐND thành phố Nam Định và HĐND xã, thị trấn và tổ chức hướng dẫn khai hồ sơ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

4. Về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho cuộc bầu cử.

Tiểu Ban chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho cuộc bầu cử của tỉnh đã họp xây dựng kế hoạch để chỉ đạo các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện. Lực lượng Công an đã triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau bầu cử theo kế hoạch số 88/PA83 ngày 15/02/2011 của Công an tỉnh Nam Định. Bố trí cán bộ ở các địa bàn trọng điểm. Mở đợt tấn công tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Theo báo cáo của các địa phương, cho đến nay tình hình an ninh trật tự trên phạm vi toàn tỉnh cơ bản vẫn giữ ổn định. Tình hình đơn thư tố cáo của công dân liên quan đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, thành phố, xã, thị trấn đến nay đã có nhưng chưa nhiều (Uỷ ban bầu cử tỉnh đã nhận được 01đơn tố cáo của công dân xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng) nhưng nội dung đơn tố cáo đ/c Phó Bí thư đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND xã sử dụng văn bằng không hợp pháp, Sở Nội vụ đã làm thủ tục chuyển đến UBND huyện Nghĩa Hưng để xem xét, giải quýet theo thẩm quyền).

5. Công tác tuyên truyền cho bầu cử

Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông báo ngày bầu cử là ngày 22/5/2011, nhất là sau khi tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác bầu cử, công tác tuyên truyền cho bầu cử được các cấp, các ngành quan tâm, nhất là các cơ quan Tuyên giáo, văn hoá - thể thao & du lịch, Thông tin & truyền thông, Báo Nam Định, Đài phát thanh & truyền hình của tỉnh và Đài phát thanh, truyền thanh các địa phương đã đưa tin bài về bầu cử. Nội dung tuyên truyền tập trung vào giới thiệu các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác bầu cử, nội dung cơ bản của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010. Đồng thời thường xuyên đưa tin về hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương đang khẩn trương, tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử.

Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị báo cáo viên và cán bộ của ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở để tập huấn những nội dung Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010.

6. Công tác chuẩn bị điều kiện, phương tiện phục vụ bầu cử

Được UBND tỉnh và Ủy ban bầu cử tỉnh giao, Sở Nội vụ đã hợp đồng in và phát cho các ngành, địa phương 8.200 cuốn tài liệu nghiên cứu phục vụ bầu cử (cuốn tài liệu hợp nhất Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010), In 700 cuốn tài liệu của Uỷ ban bầu cử tỉnh hướng dẫn về công tác bầu cử cho các đồng lãnh đạo của tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn. Đồng thời phối hợp với UBMTTQ tỉnh tiến hành in 12.275 bộ hồ sơ cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND thành phố, đại biểu HĐND 209 xã, thị trấn để cấp phát cho những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để lập hồ sơ ứng cử viên theo quy định và đang tiếp tục in thẻ cử tri, danh sách cử tri và tổ chức tập huấn cho cán bộ, xã, phường, thị trấn, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân về việc lập danh sách, niêm yết danh sách, viết, cấp phát thẻ cử tri theo quy định. Đã phối hợp với Công an tỉnh khắc 211 con dấu Uỷ ban bầu cử (01 con dấu Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND tỉnh, 01 con dấu Uỷ ban bầu cử đại biểu HĐND thành phố Nam Định và 209 con dấu Uỷ ban bầu của đại biểu HĐND xã, thị trấn) và đang tiến hành khắc dấu của các Ban bầu cử, tổ bầu cử, đồng thời chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra các hòm phiếu hiện có để có kế hoạch sửa chữa hoặc đóng mới hòm phiêu (kế cả hòm phiếu phụ) phục vụ cho công tác bầu cử ở các địa phương.

7. Một số nhận xét bước đầu về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND

- Nhìn chung, việc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND đã được cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở các cấp quán triệt và triển khai tích cực, đồng bộ, đúng pháp luật và sự chỉ đạo của Trung ương, đúng thời gian quy định, bảo đảm chất lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị bầu cử, còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm sau đây:

- Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở nhiều cơ sở thực hiện chưa đúng sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ cấp trên (như hiệp thương cơ cấu, trong đó cơ cấu tỷ lệ là phụ nữ chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy định.

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ cơ sở một số địa phương chưa được kịp thời, chất lượng công tác còn hạn chế, nên việc thông tin, báo cáo còn chậm. Công tác chỉ đạo thành lập Ban bầu cử kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử ở một số xã, thị trấn còn lúng túng về số lượng thành viên và sử dụng con dấu của Ban bầu cử hay Tổ bầu cử chưa rõ.

Các tin khác