Nam Định là một trong 4 địa phương của cả nước được triều
đình nhà Nguyễn cho xây thành và dựng cột cờ (cùng với cột cờ ở Huế năm 1807, cột
cờ ở Hà Nội năm 1812, cột cờ ở Bắc Ninh năm 1838). Cột cờ Nam Định (còn gọi là
Kỳ đài Thành Nam) được khởi dựng từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão
(1843) hoàn thành
. Cột cờ Nam Định ở
trung tâm thành phố là một công trình kiến trúc có giá trị, một di tích lịch sử
tiêu biểu chống ngoại xâm. Suốt trong thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ
Đảng đã hội họp, sinh hoạt tại Cột cờ để kết nạp đảng viên và bàn kế hoạch lãnh
đạo công nhân đấu tranh cách mạng. Từ ngày cách mạng Tháng Tám thành công và
nhất là sau ngày hòa bình lập lại, Quốc kỳ của ta vẫn kéo trên cột cờ này,
những ngày lễ lớn.
Trong cuộc chống
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần thứ nhất (1965-1968), nhiều tổ quan sát
máy bay gặc Mỹ đặc biệt có tổ quan sát La + Vinh + Hoa của nhà máy dệt Nam
Định, từ trên đỉnh cột cờ, đã bất chấp bom đạn của địch làm nhiệm vụ viễn tiêu
bảo vệ thành phố. Nhiều lần nhìn bom đạn kẻ thù ném xuống, các anh từ trên đỉnh
cột cờ hát vang Quốc Tế ca, động viên nhau cùng chiến đấu.
Cột cờ Nam Định
không những là một di tích lịch sử tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu của nhân
dân thành phố mà còn là một công trình văn hóa mang nhiều ý nghĩa chính trị của
tỉnh Nam Định. Cột cờ được Bộ Văn hóa ra quyết định xếp hạng bảo vệ số 313VH/VP
ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Hơn 10 giờ 10
phút ngày 11 tháng 6 năm 1972, đế quốc Mỹ cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá
thành phố Nam Định. Chúng ném bom xuống các khu dân cư, các khu vực sản xuất,
làm hư hỏng nhiều công trình văn hóa và phúc lợi công cộng. Cột cờ Nam Định đã
bị đế quốc trút bom hạng nặng phá hủy toàn bộ di tích. Gần một chục quả bom
tấn, khoét thành nhiều hố sâu ở chung quanh và chân móng cột cờ, làm sập toàn
bộ công trình của kiến trúc này.
Cột
cờ Nam Định là một trong những di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc ta. Ngày 14
tháng 5 năm 1991, UBND thành phố Nam Định đã trình: Bộ Văn hóa Thông tin Thể
thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, Sở Văn hóa
Thông tin và Thể thao, Sở Tài chính và Bảo tàng Hà Nam Ninh về việc tôn tạo di
tích lịch sử văn hóa cột cờ thành phố Nam Định: Về kiến trúc, cột cờ được xây dựng
theo khối hình tháp. Phần đế, có 4 mặt theo hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Được
chia làm hai tầng: Tầng một dành cho nhiệm vụ bảo vệ, tầng hai là nơi để chỉ
huy quân sự. Trước cửa có đặt hai khẩu súng thần công cố định. Phần tháp, hình
trụ bát giác, được xây dựng cao vượt lên so với địa thế trung quanh. Trong lòng
tháp có đường xoáy ốc để quan sát ra 8 hướng
. Ngày
02 tháng 6 năm 1993, UBND tỉnh Nam Hà ban hành Quyết định số 445/QĐUB Duyệt luận
chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng phục chế cột cờ Nam Định với nội dung sau:
1/Tên
công trình: Xây dựng phục chế cột cờ Nam Định
2/Địa
điểm: Tại địa điểm của cột cờ cũ, phía Tây Nam vườn hoa Điện Biên.
3/Chủ
đầu tư: Công ty Công trình Đô thị thành phố Nam Định.
4/Hình
thức đầu tư: Xây dựng phục chế lại cột cờ như cũ: Cao 17m, bệ dưới hình vuông,
cạnh 17,4m; Giai đoạn đầu: đầu tư xây dựng lại cột cờ; Sau đó được xét đầu tư
tiếp cho đường cột cờ, công viên, để có cảnh quan xứng đáng.
Việc
xây dựng phục chế cột cờ phải triệt để tuân thủ các quy định hiện hành về
nguyên tắc bảo tồn công trình lịch sử đã xếp hạng và phải bảo đảm chất lượng bền
vững của công trình. Đồng thời phải phục hồi cảnh quan, không gian kiến trúc
khu vực xung quanh như khuôn viên cột cờ và công viên Điện Biên, tạo nên một điểm
sinh hoạt văn hóa của thành phố và phục vụ du lịch.
Một số hình ảnh trong Luận chứng
kinh tế kỹ thuật xây dựng phục chế Cột Cờ Nam Định
(Hồ sơ 275, phông Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Hà)


Được sự quan
tâm của các cấp, các ngành, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Nam Định, ngày 26
tháng 6 năm 1997 UBND tỉnh Nam Định đồng ý cho UBND thành phố tổ chức khởi công
xây dựng phục chế cột cờ Nam Định vào ngày 29 tháng 6 năm 1997.

(Hồ sơ 275, hộp 55, phông UBND tỉnh Nam Hà)
|

(Hộp
156 – Lưu Văn thư)
|
Cột Cờ Nam Định ngày nay
(Nguồn: Trung tâm lưu trữ tỉnh
Nam Định)