image banner
Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ tỉnh Nam Định
Lượt xem: 862
Ngày 14/12/2021, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định ký ban hành Quyết định số 2606/QĐ-SNV về việc ban hành Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Xây dựng chính quyền Sở Nội vụ tỉnh Nam Định

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Xây dựng chính quyền

Giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn (xóm), tổ dân phố, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã). Cụ thể như sau:

1. Về chính quyền địa phương

a) Giúp Giám đốc Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên;

Trình Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

Trình cấp có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia thôn (xóm), tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố ở địa phương;

Triển khai thực hiện công tác dân chủ ở cấp xã và trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền theo quy định của Đảng, của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên;

Thực hiện quản lý nhà nước đối với thôn (xóm), tổ dân phố theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Giúp Giám đốc Sở thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; việc điều động, tạm đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

2. Về địa giới đơn vị hành chính:

a) Giúp Giám đốc Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:

Thực hiện công tác quản lý địa giới đơn vị hành chính, hồ sơ, mốc, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ để tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính và giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh; công nhận xã an toàn khu, vùng an toàn khu;

Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;

Triển khai thực hiện các đề án, văn bản liên quan đến địa giới đơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Giúp Giám đốc Sở thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã.

3. Về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn (xóm), tổ dân phố:

Giúp Giám đốc Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện việc quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn (xóm), tổ dân phố theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

4. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã):

a) Giúp Giám đốc Sở tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

Ban hành chế độ chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh học tập để nâng cao trình độ, năng lực công tác;

Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Hướng dẫn việc thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm gửi Bộ Nội vụ theo quy định.

b) Giúp Giám đốc Sở thực hiện theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh về  cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

c) Giúp Giám đốc Sở thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

d) Giúp Giám đốc Sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện công tác dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Tải toàn văn Quyết định số 2606/QĐ-SNV tại đây

Tin khác
1 2 
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai

image advertisement
anh tin bai
image advertisement
Video Sự Kiện
  • Đề án: Mở rộng địa giới hành chính TP Nam Định, thành lập 03 phường và sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc TP Nam Định, huyện Mỹ Lộc và Đề án: Sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định
  • Video: Tiền thưởng các danh hiệu thi đua, khen thưởng từ 2024 tăng mạnh?
  • Lương Hưu Đang Hưởng Bị Cắt Khi Nào? Có Được Nhận Quyền Lợi Thay Thế Không?
  • Video: Cách phân loại để trả lương theo vị trí việc làm như thế nào?
  • Video: [Dự đoán] Mức lương cơ sở năm 2024 sẽ như thế nào?
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1