Tháng
7 về trên quê hương Thành Nam - Tháng tri ân những người anh hùng, liệt sĩ đã
hi sinh để bảo vệ thành phố Dệt anh hùng.
Chiến
tranh đã lùi xa, quá khứ đau thương đã khép lại để mở sang trang mới, hội nhập
quốc tế, xây dựng nền hòa bình, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
phát triển kinh tế để đưa tỉnh Nam Định ngày một giàu mạnh, đất nước Việt Nam
hùng cường. Nhưng chúng ta không được phép quên đi những người anh hùng đã hi
sinh để có độc lập, tự do hôm nay.
Lật
tìm ký ức qua từng hồ sơ lưu trữ, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới quý độc
giả tài liệu về Cột cờ Nam Định – chứng tích một thời ghi dấu ấn tri ân.
Cột cờ Nam Định ở
trung tâm thành phố là một công trình kiến trúc có giá trị, một di tích lịch sử
tiêu biểu chống ngoại xâm. Suốt trong thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ
Đảng đã hội họp, sinh hoạt tại Cột cờ để kết nạp đảng viên và bàn kế hoạch lãnh
đạo công nhân đấu tranh cách mạng. Từ ngày cách mạng Tháng Tám thành công và nhất
là sau ngày hòa bình lập lại, Quốc kỳ của ta vẫn kéo trên cột cờ này, những
ngày lễ lớn.
Hơn 10 giờ
10 phút ngày 11 tháng 6 năm 1972, đế quốc Mỹ cho nhiều tốp máy bay đến bắn phá
thành phố Nam Định.
Chúng ném
bom xuống các khu dân cư, các khu vực sản xuất, làm hư hỏng nhiều công trình
văn hóa và phúc lợi công cộng. Cột cờ Nam Định đã bị đế quốc trút bom hạng nặng
phá hủy toàn bộ di tích. Gần một chục quả bom tấn, khoét thành nhiều hố sâu ở
chung quanh và chân móng cột cờ, làm sập toàn bộ công trình của kiến trúc này.[1]
Cột cờ thành phố Nam Định bị phá đổ hoàn toàn ngày 11 tháng 6 năm 1972
(ảnh số 154, đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Nam Định)

Tờ số 29, hồ sơ 896,
hộp 99, phông 02
“Khi có giặc người con trai
ra trận
Người con gái trở
về nuôi cái cùng con!
Ngày giặc đến nhà
thì đàn bà cũng đánh.
Nhiều người đã trở
thành anh hùng.
...
Họ đã sống và chết,
Giản dị và bình
tâm,
Không ai nhớ mặt đặt
tên.
Nhưng họ đã làm
nên Đất Nước”[2]
Thể
hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với “những người làm nên Đất Nước”, nhân ngày
27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ của dân tộc, nhắc nhở mỗi chúng ta về
truyền thống yêu nước, về lòng tự hào dân tộc, về trách nhiệm phải sống, lao động,
học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự hi sinh to lớn của các thế
hệ cha anh.
[1] Tờ số 29, hồ sơ 896, phông Ủy ban Hành chính tỉnh Nam Hà
[2] Đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm